Hiện nay, có nhiều trường hợp cho vay nhưng không muốn trả và người cho vay phải có cách đòi nợ đúng luật để không phải bị vướng vào vòng lao lý. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết này.
Kinh doanh đòi nợ thuê là gì?
Kinh doanh đòi nợ thuê là một lĩnh vực dịch vụ thu hồi nợ, trong đó các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ, và thực hiện việc đòi nợ từ khách nợ theo yêu cầu của chủ nợ.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, ngành dịch vụ này đã bị cấm hoạt động theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020. Điều này có nghĩa là đòi nợ thuê trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế hoặc cấm đầu tư theo pháp luật.
Hành vi kinh doanh đòi nợ sau ngày 01/01/2021
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuộc danh mục ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị phạt tiền gấp đôi (theo Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Ngoài việc bị xử phạt tiền, hành vi vi phạm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm sau ngày 01/01/2021 còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
3 Cách đòi nợ dễ vướng vòng lao lý
Hành vi 1: Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
Hành vi này áp dụng trong trường hợp người cho vay dùng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc, hoặc có hành vi khác làm cho người vay không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Người cho vay trong trường hợp này có thể bị khởi tố về Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi 2: Đe dọa sử dụng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần
Người cho vay có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi 3: Bắt, giữ hoặc giam người vay trái pháp luật
Người cho vay có hành vi bắt, giữ hoặc giam người vay trái pháp luật cũng sẽ bị xem như vi phạm. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015.
Cách đòi nợ đúng luật tránh vi phạm pháp luật
Để tránh vi phạm pháp luật, người cho vay không được thực hiện các hành vi sau:
- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật để đòi nợ.
- Trong trường hợp hết hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện lên tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ theo đúng pháp luật
Cách đòi nợ đúng luật là khởi kiện đòi nợ, người cho vay cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ
Đơn khởi kiện đòi nợ phải bao gồm các thông tin cần thiết như: ngày, tháng, năm làm đơn; tên tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay, nội dung đòi nợ,… Trước khi khởi kiện, người cho vay cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như đơn khởi kiện, bản sao hợp đồng vay, giấy vay (nếu có), bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân,…
Tham khảo thêm
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người cho vay có thể nộp hồ sơ đơn khởi kiện đến tòa án thông qua một trong ba cách sau đây: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi trực tuyến đến tòa án cấp huyện nơi người vay tiền sinh sống và làm việc.
Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết
Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó, tòa án sẽ tiến hành xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.
Hiện nay, kinh doanh đòi nợ thuê đã bị cấm hoạt động theo quy định pháp luật. Việc thực hiện các hành vi đòi nợ không đúng luật có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cách đòi nợ đúng luật là người cho vay cần tuân thủ các quy định và tôn trọng quyền lợi của người vay. Nếu gặp khó khăn trong việc đòi nợ, bạn có thể liên hệ ngay với dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ theo đúng pháp luật của chúng tôi để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
- Cách đòi nợ doanh nghiệp hiệu quả chi tiết nhất
- 6 Cách đòi nợ hiệu quả qua điện thoại
- Cách nhắn tin đòi nợ khách hàng hiệu quả
- Cách viết thư đòi nợ cá nhân, khách hàng lịch sự khéo léo
Bài viết liên quan
5 Cách thu hồi nợ tín chấp của ngân hàng cần phải biết
Nếu bạn đang có một khoản vay tín chấp quá hạn và đã nhận được [...]
Công ty luật thu hồi nợ, đòi nợ thuê Đồng Tháp hợp pháp
Công ty dịch vụ thu hồi nợ, đòi nợ thuê Đồng Tháp một cách hợp pháp, [...]
Công ty luật thu hồi nợ, đòi nợ thuê Cần Thơ hợp pháp
Đòi nợ thuê Cần Thơ luôn là vấn đề đau đầu của mọi khách hàng, [...]
6 Cách làm bùa đòi nợ hiệu quả nhất nên áp dụng
Bạn muốn thu hồi nợ nhanh chóng nhưng con nợ lại ngoan cố. Bạn không [...]
Nghĩa vụ trả nợ chấm dứt khi người vay chết, phải làm sao ?
Theo luật quy định, đến hạn trả tiền thì người vay phải có nghĩa vụ [...]
Mẫu giấy thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân 2022 chính xác nhất
Thông thường trong giao dịch dân sự thường xảy ra tranh chấp vay tài sản [...]