Thu hồi nợ không phải là chuyện dễ dàng đối với bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Hiện nay có nhiều hình thức đòi nợ. Tuy nhiên, để đòi nợ đúng pháp luật và hiệu quả nhất, bạn cần sử dụng dịch vụ thuê luật sư tư vấn đòi nợ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn cách để khởi kiện đòi nợ và chi phí thuê luật sư. Hãy đọc ngay!
1. Khởi kiện đòi nợ phát sinh lúc nào ?
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người đó có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện (Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Theo đó, nếu một người cho người khác vay tiền nhưng đến hạn trả nợ thì người vay không trả. Người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều kiện để khởi kiện đòi nợ phát sinh khi:
Điều kiện 1: Tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:
- Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.
- Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện
Trước đây khi hết thời hiệu khởi kiện thì theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005. Bạn vẫn được quyền nộp đơn lên Tòa án để kiện đòi tài sản và vẫn được Tòa án thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên theo Bộ luật Tố tụng Dân sự mới thì không còn được chấp nhận. Tòa án vẫn tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ cá nhân hoặc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp của bạn. Nhưng có xem xét giải quyết hay trả hồ sơ còn dựa vào đơn giải trình lý do khởi kiện quá hạn mà bạn nộp lên.
Điều kiện 2: Nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Toà án
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài. Tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Điều kiện 3: Hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo pháp luật
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định (theo mẫu)
- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân của người khởi kiện (CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,…) của các bên liên quan
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Bản sao giấy tờ liên quan đến giao dịch như hoá đơn, giấy vay nợ, hợp đồng vay tiền, chứng cứ về việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên.
2. Dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ hợp pháp, đúng luật pháp Việt Nam
Dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc giải quyết đòi nợ, thu hồi nợ. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình trước hết là theo thời hạn các bên đã thỏa thuận, sau đó là thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nếu các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đúng/trái quy định của pháp luật.
Thông thường thuê luật sư khởi kiện đòi nợ trong các trường hợp sau:
- Dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ giữa cá nhân, giữa các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật
- Luật sư tư vấn đòi nợ giữa cá nhân không có hợp đồng vay, hợp đồng vay bằng miệng hoặc có các bằng chứng khác như: giấy chuyển khoản, ghi âm, tin nhắn.
- Tư vấn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thu hồi nợ của cá nhân, tổ chức
- Định hướng các cách thức xử lý, giải quyết vấn đề tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa bên có hợp đồng kinh doanh – thương mại theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn và giải quyết một số vấn đề pháp lý khác theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Quy trình dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ
Bước 1: Gặp khách hàng, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp
Luật sư sẽ tiến hành nghiên cứu giấy tờ, tài liệu, bằng chứng mà khách hàng cung cấp. Sau đó luật sư sẽ đưa ra kết luận tương đối về vụ việc như: khách hàng có đủ điều kiện để khởi kiện hay không? Có nên thương lượng hay khởi kiện? Mức độ phức tạp của công việc?
Để trả lời được những câu hỏi trên, khách hàng và luật sư tư vấn đòi nợ cần ngồi lại với nhau. Nghiên cứu thật kỹ hồ sơ, trao đổi thông tin và xác minh vụ việc.
Xác định người bị khởi kiện là ai, sau đó kiểm tra, thu thập thông tin đến khả năng trả nợ, thanh toán hợp đồng của con nợ.
Cuối cùng, luật sư sẽ phân tích, đánh giá điểm có lợi, điểm bất lợi của khách hàng để có thể dự liệu được những vấn đề pháp lý có thể phát sinh. Đồng thời, luật sư sẽ đưa ra các phương án xử lý để khách hàng lựa chọn sao cho đảm bảo quyền lợi tốt nhất.
Bước 2: Gặp gỡ bên nợ
Luật sư sẽ thực hiện bước này khi khách hàng chưa thương lượng, hòa giải với con nợ. Hoặc khách hàng đã sử dụng các biện pháp để đòi nợ nhưng không được. Sau khi xem xét hồ sơ, luật sư tư vấn đòi nợ nhận thấy có khả năng để thương lượng, hòa giải mà bên vay và bên cho vay cùng có lợi.
Bước 3: Thực hiện thủ tục khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nếu sau khi đã thương lượng, hòa giải nhưng không thành công. Luật sư sẽ tiến hành giải quyết vụ việc đòi nợ, thu hồi nợ cho khách hàng theo quy định của pháp luật:
- Hoàn thiện đơn Khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền, đính kèm các tài liệu, chứng cứ;
- Thay mặt khách hàng hoặc tư vấn cho muốn tự mình nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Hướng dẫn hoặc thay mặt khách hàng nộp án phí và các loại lệ phí khác cho cơ quan có thẩm quyền theo mức phí pháp luật quy định;
- Tham gia giải quyết vụ án tranh chấp đòi nợ, thu hồi nợ để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong phạm vi hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng;
- Tư vấn hoặc hoàn thiện đơn yêu cầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện việc thi hành án hoặc đơn kháng cáo, đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền kháng nghị theo quy định;
Bước 4: Kết thúc hợp đồng dịch vụ
Bước này chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Bên khách hàng có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho luật sư.
3. Chi phí thuê luật sư tư vấn đòi nợ là bao nhiêu?
Có 2 cách tính giá dịch vụ thu hồi nợ: Giá dịch vụ thuê luật sư tư vấn đòi nợ trọn gói, phí dịch vụ cố định và phí dịch vụ thành công.
3.1. Giá dịch vụ thu nợ thuê trọn gói
Cách tính giá dịch vụ đòi nợ này thường được áp dụng cho việc thuê khởi kiện hoặc tố cáo để có được bản án. Quyết định của Tòa án hoặc quyết định khởi tố của Cơ quan công an hoặc gây sức ép đối với “con nợ”.
Mức phí dịch vụ thuê luật sư tư vấn đòi nợ trọn gói dao động từ 40 triệu đồng – 200 triệu đồng. Tùy vào tính chất vụ việc và đối tượng con nợ.
3.2. Phí dịch vụ cố định và phí dịch vụ thành công
Theo cách tính này, khách hàng cần thanh toán một khoản phí dịch vụ cố định. Để công ty chi trả cho nhân viên thực hiện công việc đòi nợ.
Ngoài ra, khách hàng sẽ thanh toán cho công ty một khoản “phí thành công” theo tỷ lệ số tiền thực nhận từ con nợ. Thông thường, phí dịch vụ cố định khoảng từ 30 triệu đến 60 triệu đồng. “Phí thành công” dao động từ 5% đến 35% giá trị tài sản đòi được.
3.3. Căn cứ tính phí thuê luật sư đòi nợ
Có nhiều yếu tố chi phối cách tính giá thuê luật sư tư vấn đòi nợ:
- Mức độ phức tạp của công việc
- Thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc: Khi không đủ hồ sơ pháp lý về công nợ. Con nợ dễ dàng từ chối và trì hoãn trả nợ. Do đó, việc đòi nợ sẽ khó khăn hơn, do phải mất nhiều thời gian củng cố thêm chứng cứ.
- Giá trị công nợ: Do cùng một thời gian và công sức phải bỏ ra để đòi nợ. Khi công nợ càng lớn thì tỷ lệ % phí dịch vụ thu hồi nợ sẽ ở mức thấp hơn so với công nợ có giá trị thấp.
- Trụ sở của doanh nghiệp khách nợ hoặc nơi cư trú của con nợ: Đối với con nợ có địa chỉ cư trú tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì mức phí dịch vụ thu hồi thường giảm từ 5-10% so với các khu vực khác. Do các công ty thu nợ thường có trụ sở tại các thành phố lớn.
- Thuế: Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Ngoài ra, mỗi một dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng làm tăng số thuế thu nhập mà Văn phòng phải nộp theo quy định pháp luật.
- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư trong việc đòi nợ.
- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.
Nhìn chung giá dịch vụ đòi nợ thuê sẽ khá cao do công ty phải thực hiện nhiều bước. Tuy nhiên đây là cách đòi nợ hợp pháp và hiệu quả nhất bạn không nên bỏ qua.
Bài viết liên quan
6 Cách đòi nợ hiệu quả qua điện thoại [Phải Trả Nợ]
6 Cách đòi nợ hiệu quả qua điện thoại sẽ giúp bạn thu hồi nợ [...]
Công ty luật thu hồi nợ, đòi nợ thuê Tiền Giang hợp pháp
Công ty dịch vụ thu hồi nợ, đòi nợ thuê Tiền Giang một cách hợp pháp, [...]
Công ty luật thu hồi nợ, đòi nợ thuê Cà Mau hợp pháp
Công ty dịch vụ thu hồi nợ, đòi nợ thuê Cà Mau một cách hợp pháp, [...]
Cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ tiền chuẩn thuyết phục
Cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ chuẩn như thế nào. Nếu cho người [...]
Thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm luật hình sự hay không?
Thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm luật hình sự hay không là câu [...]
Công ty luật thu hồi nợ, đòi nợ thuê Trà Vinh hợp pháp
Công ty dịch vụ thu hồi nợ, đòi nợ thuê Trà Vinh một cách hợp pháp, [...]