Thông thường, các doanh nghiệp bị nợ xấu thường là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và bất ổn về kinh tế. Hoặc các doanh nghiệp có đủ điều kiện và khả năng trả nợ nhưng lại trốn tránh trách nhiệm. Do đó, bạn có quyền khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp này để đòi lại quyền lợi cho mình. Để hiểu rõ hơn về thời hiệu cũng như quy trình khởi kiện. Hãy cùng dịch vụ thu hồi nợ của công ty Vinh Tiền Lawyer tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thời hạn hiệu lực để đòi nợ doanh nghiệp
Thời gian hiệu lực để đòi nợ doanh nghiệp hay còn gọi là thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà bên vay có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Nếu hết thời hạn này thì bên vay bị mất quyền khởi kiện theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm đối với việc chậm trả tiền theo hợp đồng thì căn cứ vào những điểm sau:
Thời hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận của hợp đồng.
Thời hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận tại Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ hoặc một thỏa thuận khác giữa các bên về việc xác định lại, điều chỉnh lại thời hạn thanh toán trên hợp đồng.
Thời hạn đối tác không thực hiện thanh toán chi phí phát sinh nghĩa vụ thanh toán bổ sung theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký theo:
- Thỏa thuận của các bên.
- Theo quy định pháp luật có liên quan.
- Theo quyết định của một cơ quan nhà nước.
Theo đó, đối với trường hợp khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ và các bên không có thỏa thuận gia hạn thời hạn cho vay. Kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bên cho vay được cho là có quyền, lợi ích bị xâm phạm và được khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, trong khoảng thời gian quy định được nêu trên. Bên cho vay phải tiến hành khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp bên vay. Nếu quá thời hạn thì chủ thể mất quyền khởi kiện.
Căn cứ để khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Do đó, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, khi đến kỳ hạn nhất định thì bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản theo hợp đồng giữa hai bên đã quy định. Như vậy, nếu đến hạn mà bên doanh nghiệp không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp ra Tòa án.
Thêm vào đó tại Điều 119 của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự có quy định. “Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự”
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Hồ sơ thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Hồ sơ thực hiện thủ tục đòi nợ doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có);
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu khách hàng;
- Bản photo Giấy nhận nợ;
- Bản photo Hợp đồng mua bán hàng hoá;
- Bản photo biên bản chốt công nợ;
- Các tài liệu liên quan khác;
Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Một trong hai cơ quan giải quyết các tranh chấp khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp là Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
- Thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại Tòa án
- Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
- Toà án tiếp nhận và xem xét đơn khởi kiện. Nếu hợp lệ Tòa án thông báo nộp tạm ứng án phí. Mức án phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
- Đương sự nộp biên lai tạm ứng án phí cho Toà, thẩm phán phụ trách vụ án ra quyết định thụ lý vụ án
- Thẩm phán kiểm tra, đánh giá hồ sơ và tiến hành hòa giải các bên.
- Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Mở phiên toà xét xử sơ thẩm; phúc thẩm(nếu có), xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
- Thời gian giải quyết vụ án sơ thẩm: Từ 4-6 tháng.
- Thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại Trọng tài thương mại
- Nguyên đơn nộp đơn kiện ra trung tâm trọng tài(kèm theo đơn kiện phải có thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, bằng chứng liên quan).
- Trung tâm trọng tài sẽ tiếp nhận hồ sơ đơn kiện, kiểm tra sơ bộ các vấn đề về thẩm quyền và yêu cầu nguyên đơn nộp phí trọng tài.
- Trung tâm thụ lý vụ án và thông báo cho bị đơn ngay sau khi nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ nộp phí trọng tài.
- Sau khi nhận được thông báo, bị đơn nộp bản tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài.
- Thành lập Hội đồng trọng tài. Các bên có thỏa thuận về số lượng trọng tài viên giải quyết vụ án tranh chấp.
- Nhận được hồ sơ vụ án,Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và bắt đầu triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai.
- Sau khi phiên họp giải quyết tranh chấp và quá trình tố tụng kết thúc, Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các bên.
Toà án hay Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng. Các bên cần cân nhắc vụ việc của mình để lựa chọn cơ quan giải quyết phù hợp.
Nếu bạn là cá nhân thì có thể quan tâm đến mẫu giấy thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân chính xác nhất
Liên hệ tư vấn pháp luật về khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh chóng
Nếu bạn không hiểu rõ quy trình hoặc không có đủ thời gian để tự mình tiến hành khởi kiện. Bạn hãy liên hệ với các công ty Luật chuyên về dịch vụ đòi nợ thuê hợp pháp để tư vấn về khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh chóng. Tại đây, luật sư tư vấn đòi nợ sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ cũng như thụ lý vụ án một cách nhanh chóng.
Trên đây là nội dung về các thủ tục và thời hiệu khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, công ty mới nhất. Hy vọng với những chia sẻ phía trên có thể giúp được bạn dễ dàng hình dung về quy trình khởi kiện. Nếu bạn không tự tin để tự mình nộp đơn khởi kiện. Hãy thuê luật sư khởi kiện đòi nợ của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Bài viết liên quan
Luật mới về đòi nợ thuê – hướng thu hồi nợ khó đòi cho doanh nghiệp
Luật mới về đòi nợ thuê sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết cách lấy [...]
Chi phí thuê luật sư khởi kiện đòi nợ, thu hồi nợ
Thuê luật sư khởi kiện đòi nợ là biện pháp cần thiết và cấp bách [...]
Hối phiếu đòi nợ là gì? Một số quy định pháp luật về hối phiếu đòi nợ
Hối phiếu đòi nợ là gì? Hối phiếu đòi nợ bao gồm những gì? Quy [...]
Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp, công ty nhanh nhất
Thông thường, các doanh nghiệp bị nợ xấu thường là các doanh nghiệp đang gặp [...]
Khoanh nợ là gì? Quy định pháp luật về khoanh nợ
Khoanh nợ là gì? Các quy định của pháp luật liên quan đến khoanh nợ [...]
Quy trình các bước thu hồi nợ xấu của ngân hàng diễn ra như thế nào ?
Nợ xấu là vấn nạn mà các ngân hàng hay gặp phải. Vậy quy trình [...]