Thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm luật hình sự hay không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, bên mượn nợ phải có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ theo đúng thời hạn cho bên vay. Vì lý do đến hạn nhưng vẫn không đòi được nợ nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn.

Thay vì sử dụng những cách hợp pháp hơn thì nhiều chủ nợ đã thuê giang hồ để khủng bố, đe dọa gây sức ép đến con nợ. Hậu quả của nó để lại rất nặng nề có thể tước đi mạng sống của người khác. Việc này vô tình khiến họ rơi vào vòng lao lý.

Do đó, bạn cần phải hiểu rõ về những hình thức đòi nợ đang tồn tại. Và việc thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không? Mời bạn đọc tiếp bài viết bên dưới.

1. Thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm tội gì? Rủi ro và hậu quả pháp lý?

thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm

Hiện nay có rất nhiều hình thức đòi nợ do chủ nợ không đòi được nợ. Một trong những hình thức đòi nợ biến tướng ta thường bắt gặp trong phim ảnh hay ngoài đời thực đó là thuê giang hồ đòi nợ. Nhóm người này sử dụng những hành vi vi phạm pháp luật để đòi nợ như dùng lời nói để đe dọa, bắt cóc, hành hung gây thương tích.

Đây đều là các hành vi cố ý gây tổn thương tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Và những người thực hiện các hành vi này. Tùy vào mức độ, tính chất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:

  • Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định về Tội đe doạ giết người. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
  • Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 Quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
  • Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm.

Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp các nhóm giang hồ đòi nợ thuê tự ý chiếm dụng tài sản của con nợ để bù vào khoản tiền họ đang nợ. Đây được xem là các hành vi cưỡng đoạt tài sản, thậm chí là cướp tài sản. Trong trường hợp này, người đi đòi nợ thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh:

  • Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 1-5 năm. Khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Thuê người khác đòi nợ thuê có thành tội phạm không?

thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm

Thông thường người đi thuê không phải trực tiếp thực hiện các hành vi đòi nợ trái phép. Vậy người thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm hay không? Câu trả lời là Có.

Mặc dù biết nguyên nhân đi đòi nợ là hợp lý. Tuy nhiên, khi chủ nợ thuê các nhóm “xã hội đen” để đòi nợ gây tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con nợ.

Trong trường hợp này, không chỉ các băng nhóm “xã hội đen” phạm tội mà người thuê cũng phạm tội và trở thành đồng phạm. Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Đồng phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Do đó, thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm pháp luật và phải chịu các trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình Sự 2015.

»»» Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bị giang hồ đòi nợ thuê hiệu quả nhất

3. Làm sao để đòi nợ không vi phạm pháp luật ?

thuê người đi đòi nợ có phạm tội

Nguyên tắc đòi nợ đúng luật mà người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và không bắt giữ người vay trái pháp luật. Để buộc người vay trả tiền cho mình. Dưới đây là một số cách đòi nợ theo luật mới về đòi nợ thuê. Với những cách này, chủ nợ không cần thuê giang hồ để đòi nợ và không vi phạm pháp luật.

3.1. Nhờ đến sự tác động của bên thứ ba

Đây là phương pháp nhờ đến sự tác động của bên thứ ba. Đại diện cho bên thu hồi nợ đối với các con nợ khó đòi, giá trị lớn không có khả năng chi trả. Việc uỷ quyền cho công ty luật dịch vụ thu hồi nợ đại diện khách hàng. Giải quyết các tranh chấp về khoản nợ thông qua hợp đồng pháp lý mang lại hiệu quả cao và tuân thủ quy định pháp luật.

Luật sư tư vấn đòi nợ sẽ nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề có liên quan. Cũng như có kinh nghiệm thu hồi nợ sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp thu hồi nợ tối ưu nhất.

3.2. Khởi kiện ra toà án

Ngoài các cách đòi nợ nhẹ nhàng như thương lượng, đàm phán, nhắc khéo. Thì các chủ nợ có thể thuê luật sư khởi kiện đòi nợ được pháp luật công nhận và có uy tín.

Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ đòi nợ thuê ở các doanh nghiệp cũng đã bị cấm từ ngày 1/1/2021. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cách khởi kiện đòi nợ dân sự ra toà án giải quyết.

Bởi vì việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án đó. Thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bên vay tiền. Để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay. Buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo điều 466, 468 BLDS 2015 quy định.

Bạn có thể tham khảo thêm 2 bài viết

3.3. Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

Bên cho vay cũng có thể tố cáo đến cơ quan điều tra. Nếu nhận thấy bên vay có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm; cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để xử lý theo pháp luật.

Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự – người vay tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu: Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp. Thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản. Thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 2015.

»»» Tìm hiểu thêm: Cách đòi nợ doanh nghiệp hiệu quả chi tiết nhất

Với những thông tin giải đáp về việc thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không. Và những cách đòi nợ hợp được đề cập trong bài viết trên. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đòi nợ hợp pháp. Khi có nhu cầu đòi nợ, bạn nên liên hệ với các công ty Luật Vinh Tiền Lawyer để được tư vấn rõ hơn về dịch vụ đòi nợ và quy trình cũng như điều kiện để khởi kiện nhé.

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *